02/06/2021 - 23:25
Bất kì một vật dụng nào trong ngôi nhà của bạn đều có thể được kết nối vào mạng (network) và bạn có thể điều khiển chúng bằng giọng nói, điều khiển từ xa, máy tính bảng, hay điện thoại… Hầu hết các ứng dụng này liên quan đến việc điều khiển hệ thống chiếu sáng, rèm, thiết bị an ninh, giải trí, giám sát môi trường…
Nhắc đến Smart home (nhà thông minh), có thể bạn sẽ nghĩ ngay đến Bill Gate, người đã chi hơn 100 triệu đô để xây dựng nên ngôi nhà thông minh của riêng ông ấy. Tuy nhiên, nhà thông minh hiện nay đã trở nên phổ biến với chi phí phù hợp với hầu hết mọi người.
Giống như Smartphone, máy tính bảng, nhà thông minh là một phần của Internet of Things – Internet vạn vật, mọi thứ có thể liên kết với nhau hoặc có thể được nhận dạng thông qua mạng kĩ thuật số (digital Network). Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về công nghệ “Internet of Things”. Có 5 yếu tố cơ bản để một hệ thống “Internet of Things” hoạt động.
“Things” trong cụm từ “Internet of Things” là mọi thứ (người, động vật, cây cối, robot, máy tính,…), trong lĩnh vực nhà thông minh, “things” cụ thể hơn là các vật dụng trong ngôi nhà mà con người muốn điều khiển, giám sát và đo lường.
Nếu chúng ta muốn kết nối với mọi thứ, điều khiển, giám sát và đo lường thì trước tiên chúng ta cần nhận dạng chúng là gì (tên, chức năng) và truyền thông tin được như giữa con người với nhau. Có thể nhiều người nghĩ đây là việc không tưởng hoặc khó có thể thực hiện được, nhưng hiện nay với công nghệ RFID, cho phép nhận dạng mọi đối tượng thông qua một mạng lưới sử dụng sóng radio mà không cần đến hoặc cần rất ít đến sự tác động của con người mà vẫn truyền tải được đầy đủ thông tin.
Cảm biến là một phần không thể thiếu trong “Internet of Things”. Thay vì phải kết nối trực tiếp vào mạng, cảm biến có thể tự động cập nhật, đo lường thường xuyên các chuyển đổi và chuyển hóa thành tín hiệu điện. Cảm biến được sử dụng nhiều nhất trong việc điều khiển hệ thống chiếu sáng tại các khu công cộng hoặc các khu ra vào thường xuyên.
Để mọi thứ tồn tại và kết nối với nhau trong cùng một mạng lưới giống như việc truyền thông tin giữa các máy tính với nhau thông qua mạng Internet thì cần sử dụng một phương pháp kết nối tiêu chuẩn gọi là Internet Protocol (IP). IP dựa trên ý tưởng mỗi thứ có một địa chỉ duy nhất (đạ chỉ IP) và có thể trao đổi dữ liệu với nhau bằng các gói tin nhỏ. Nếu mọi thứ kết nối sử dụng IP hoặc sử dụng Wifi để truyền thông tin đến bộ định tuyến kết nối Internet, chúng ta sẽ có khả năng điều khiển chúng từ một trình duyệt web từ bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Và đó là lí do tại sao bạn có thể nhìn thấy hệ thống an ninh của ngôi nhà, điều khiển các vật dụng trong ngôi nhà như bật tắt thông qua ứng dụng trên smartphone.
Khi chúng ta thu thập một khối lượng lớn dữ liệu từ hàng trăm, hàng nghìn, hàng triệu và thậm chí lên đến hàng tỉ thiết bị, chúng ta cần phân tích và tìm ra một mẫu chung để có thể giúp chúng làm việc, di chuyển hoặc trở nên thông minh hơn. Bởi vậy chúng ta cần đến một hệ thống lưu trữ, phân tích và xử lí dữ liệu, đó là hệ thống điện toán đám mây (Cloud computing systems)
Hãy liên hệ ngay với Homeconnect để được tư vấn giải pháp Smarthome cho mái ấm của gia đình bạn nhé.
CÔNG TY TNHH HOME-CONNECT
Điện thoại: 024.7301.1968
Tư vấn giải pháp: 096 7788 645