TIN TỨC

cuộn xuống

Vì sao cần có điều khiển cục bộ cho hệ thống nhà thông minh?

24/06/2021 - 17:34

Nhà thông minh không còn là khái niệm xa lạ đối với nhiều người dùng Việt. Thiết bị nhà thông minh ngày một đa dạng, đi kèm là nhiều tính năng nhiều đổi mới. Song, không phải người dùng nào cũng hiểu rõ đặc điểm của các hệ thống khác nhau. Và từ đó dẫn đến lựa chọn thiết bị không tối ưu cho ngôi nhà.

Cùng xem qua bài viết sau để biết về nhà thông minh không dây phổ biến hiện nay. Trong đó, lựa chọn mạng không dây wifi hay cục bộ thì tối ưu hơn cũng sẽ được giải đáp. Đặc biệt là hữu ích với ng

Nguyên lý hoạt động của thiết bị thông minh không dây

Thiết bị thông minh không dây có thể hiểu là việc các thiết bị giao tiếp với hoàn toàn qua sóng không dây. Các sóng này có thể là sóng Wifi, Zigbee, Z-wave, Bluetooth,…

Tùy thuộc vào các thương hiệu thiết bị khác nhau sẽ có một “trung tâm”, hay là các server xử lý và điều tiết riêng. Các server này sẽ hoạt động như một bộ lưu trữ, nhận lệnh và điều khiển toàn bộ thiết bị trong hệ thống. Đôi khi các Server này  được goi là “Cloud”.

Điều cần lưu ý rằng bất cứ thiết bị nhà thông minh nào cũng sẽ cần đến mạng Internet với hai mục đích chính:

  • Truyền dữ liệu: Đối với một số thiết bị có hỗ trợ điều khiển cục bộ (Local Control). Thì không phải lúc nào cũng cần đến mạng internet làm cầu nối điều khiển. Song mạng Internet vẫn cần thiết để bộ thiết bị trung tâm (hub) được cập nhật phần mềm ,…
  • Điều khiển từ xa: Khi người dùng ra khỏi nhà, thì Cloud sẽ nhận lệnh và điều khiển thiết bị trong nhà qua Internet.

Phân biệt thiết bị nhà thông minh điều khiển cục bộ và không cục bộ

  • Thông thường với các hệ thống nhà thông minh đơn giản và có sử dụng các nền tảng nhà thông minh (như Amazon Alexa và Google Home).  Quá trình điều khiển và hoạt động của các thiết bị thông minh sẽ như sau:

Giai đoạn 1: Người dùng ra lệnh trên ứng dụng điều khiển trên điện thoại/ máy tính bảng. Dữ liệu này sau đó sẽ được truyền bằng sóng wifi tới modem mạng để chuẩn bị truyền lên Internet.

Giai đoạn 2: Lệnh được truyền lên Internet, truyền sang Cloud trung tâm của Amazon Alexa/ Google.

Giai đoạn 3: Cloud nền tảng nhà thông minh nhận lệnh và truyền xuống Server của thiết bị con (có thể là Philips Hue, Yeelight,…).

Giai đoạn 4: Server đẩy lệnh xuống modem mạng và điều khiển thiết bị con tương ứng.

Quy trình hoạt động này thường áp dụng cho các thiết bị nhà thông minh không có điều khiển cục bộ. Và cũng tương tự với khi người dùng điều khiển thiết bị nhà thông minh khi không có mặt ở nhà.

Trong khi đó, điều khiển cục bộ (hay Local Control) được hiểu là các thiết bị có thể điều khiển mà không thông qua mạng Internet (khi ở trong nhà).

dieu-khien-cuc-bo-nha-thong-minh

Thông thường, các thiết bị điều khiển cục bộ sẽ cần có một Bộ điều khiển trung tâm (hay Hub/ Bridge,…). Đóng vai trò làm thiết bị xử lý và điều khiển các thiết bị khác trong hệ. Và cũng đóng vai trò mã hóa ngôn ngữ từ thiết bị con, sau đó đẩy lên server chính của hãng trong tường hợp người dùng điều khiển thiết bị từ xa.

Trong đó, quá trình hoạt động của một nền tảng nhà thông minh cục bộ, cụ thể là Apple HomeKit như sau:

Giai đoạn 1: Người dùng ra lệnh trên ứng dụng điều khiển trên điện thoại/ máy tính bảng. Dữ liệu này sau đó sẽ được truyền bằng sóng wifi tới HomeHub (HomePod/ Mini, AppleTV, iPad).

Giai đoạn 2: HomeHub truyền lệnh đến bộ điều khiển trung tâm của thiết bị con (Philips Hue Bridge hoặc Aqara Hub M2,…) bằng sóng wifi.

Giai đoạn 3: Các thiết bị trung tâm như Philips Hue Bridge mã hóa lệnh. Sau đó điều khiển các thiết bị con trong hệ bằng ngôn ngữ của hãng (như Zigbee, Z-wave,…).

Ưu điểm của sử dụng điều khiển cục bộ Local trong nhà thông minh

Qua quá trình phân tích trên, người dùng dễ dàng nhận thấy nhược điểm của hệ thống nhà thông minh không cục bộ .Chính là ở việc trải qua quá nhiều bước để có thể phản hồi. Trong đó một số vấn đề có thể nói đến là:

  • Độ phản hồi chậm: Đơn giản vì trải qua quá nhiều bước để nhận lệnh. Khiến cho các thiết bị thông minh trong nhà hoạt động chậm hơn so với bình thường. Ví dụ như việc sử dụng cảm biến chuyển động để bật đèn hành lang. Nhưng phải tốn từ 4-5 giây để đèn nhận lệnh. Lúc này đôi khi người dùng đã bước ra khỏi khu vực hành lang rồi.
  • Phụ thuộc lớn vào hệ thống Internet: Vì quá tình cần đẩy lệnh lên Server liên lục. Chính vì thế tộc độ mạng chậm cũng tất nhiên dẫn đến phản hồi thiết bị chậm. Hoặc khi mất internet, thiết bị sẽ không thể điều khiển được.
  • Liên quan đến vấn đề bảo mật: Việc chỉ truyền dữ liệu trực tiếp lên Server quản lý đôi khi sẽ làm mất dữ liệu người dùng. Hoặc thậm chí bị xâm phạm riêng tư khi kẻ xấu lợi dụng đường truyền internet.

Trong khi đó, với điều khiển cục bộ với bộ xử lý trung tâm tối ưu hơn trong việc phản hồi lệnh của thiết bị. Từ đó tạo trải nghiệm tối ưu nhất cho người dùng Smart Home. Đặc biệt là khắc phục mọi điểm yếu đã kể trên của hệ thống nhà thông minh không cục bộ.

Một số thương hiệu và nền tảng nhà thông minh có thể điều khiển cục bộ phổ biến nhất

Philips Hue

Không phải không có lý do khiến cho Philips Hue là thương hiệu đèn chiếu sáng “đắt xắt ra miếng”. Tuy nhiên, đây lại là hệ thống đèn có độ hoàn thiện rất cao, đặc biệt là độ phản hồi nhanh chóng. Và có thể điều khiển nhiều thiết bị cùng một lúc (lên tới 50 đèn và 5 phụ kiện). Tất cả nhờ vào Hue Bridge.

 

Các đèn Philips Hue giao tiếp với nhau và với Hub bằng Zigbee. Từ đó có thể điều khiển cục bộ trong nhà ngay cả khi mất internet. Đồng thời còn có thể tự tạo mạng “mesh”. Tức các đèn tự liên kết với nhau và truyền tín hiệu qua nhau. Từ đó giảm thiểu số lượng Philips Hue Bridge cần có trong nhà.

Yeelight

Thông thường, các thiết bị có thể điều khiển cục bộ thường cần có một bộ điều khiển trung tâm xử lý. Song Yeelight lại là thương hiệu hiếm hoi cho phép điều khiển cục bộ mà không cần hub. Và điều này thì không phải ai cũng biết.

Nền tảng Xiaomi Mi Home Aqara

Xiaomi Aqara với nền tảng Mihome thì đã quá phổ biến với rất nhiều người dùng thiết bị nhà thoonng minh. Trong đó, các thiết bị con như cảm biến chuyển động, cửa,… đều hoạt động nhờ vào việc kết nối với Xiaomi/ Aqara Hub. Từ đó vẫn đảm bảo cho người dùng có thể điều khiển cục bộ ổn định.

Nền tảng Samsung Smartthings

Tương tự với nền tảng Mihome, Samsung SmartThings cũng hỗ trợ điều khiển cục bộ nhờ vào SmartThings Hub. Các thiết bị con từ Smartthings sẽ hoạt động cục bộ thông qua sóng Z-wave. Xem thêm thông tin tại bài viết:

Nền tảng Apple HomeKit

Apple HomeKit thì ngày một phổ biến hơn khi có càng nhiều thiết bị được tương thích. Nhưng điểm khiến người dùng thực sự yêu thích chính là ở việc có HomeHub hỗ trợ điều khiển các thiết bị cục bộ. Và điều khiển đồng bộ rất nhiều thương hiệu khác nhau.

Đặc biệt được chú trọng của hệ thống nhà thông minh Apple HomeKit cục bộ là độ bảo mật rất cao. Khi dữ liệu từ thiết bị con truyền sang HomeHub. Mọi thông tin sẽ được mã hóa bằng ngôn ngữ riêng mà thậm chí phía Apple không thể giải mã nếu không có lệnh từ người dùng.

Lưu ý đây là quá trình khi người dùng đang điều khiển tại nhà. Tức người dùng có thể kết nối với mạng wifi trong nhà. Và diễn ra ổn định ngay cả khi mất Internet.

Tin liên quan

ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI

Partner

ABB

Aurex

Hik

Sonos

JBL

Iridium

Schneider

Somfy

trivum

Resideo

legrand

pelco

© Copyright 2020-2024 homeconnect.com.vn.